CÁCH ĐƠN GIẢN CHỮA CÔN TRÙNG CẮN BẰNG THUỐC NAM PHẦN 3

CHỮA RẮN CẮN BẰNG CÂY VÔNG VANG

Theo các sách cổ, vông vang có vị ngọt, iạnh, tính thông hoạt.
Bệnh nhân bị mụn nhọt có thể lấy rễ vông vang và rễ gai với liều lượng bằng nhau, rửa sạch,
giã nát, đắp lên mụn; tổn thương sẽ chóng mưng mủ.
Cây vông vang thuộc loại cây cỏ, cao 0,8-1 m, mọc tự nhiên ở bờ bãi, vùng rừng núi.
Thân có lông ráp. Lá mọc so le, 5 thùy, mép khía răng, hai mặt có lông. Hoa màu vàng, quả
nang và hạt có mùi xạ. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, lá và hạt.

Bài thuốc:
Lá vông vang 50g, lá dây bông báo 50g, hạt hồng bì 20g.
Tất cả dùng tươi, giã nát, lấy nước xoa bóp từ trên xuống đến vết cắn; lấy bã đắp vào vết
thương, băng lại. Ngày làm hai lần.
Nếu dùng dược liệu khô thì tán các vị, rồi rây thành bột mịn, hòa với nước cho sâm sấp, rồi đắp.
Hoặc lá vông vang và cả cây nọc sởi với lượng bằng nhau, giã nát, thêm nước, gạn uống, bã đắp.

LÀM ĐÁ ĐỂ CHỮA RẮN CẮN
Lấy xương ống chân bên phải của xương Hươu, Nai còn sống, chặt ra từng miếng, tẩm sữa
người 1 đêm, cho vào nồi đất mới, chưa nấu lần nào. Lấy giấy bịt cho kín, để bên lửa nho nhỏ
Nấu 5 tiếng, giữ thật kín cho khỏi hở hơi ra, để 3 ngày trên đất ẩm, rồi mở nồi ra lấy xương,
muốn mài theo hình gì tụỳ ý.
Áp đá vào nơi dấu vết vật độc cắn, thì sẽ rút hết chất độc ra
Bao giờ đá hút hết chất độc thì tự nhiên đá rơi ra, thì phải tẩm vào sữa ngay lập tức,
không thì đá bị vỡ
Nếu khí độc nhiều, lâu không thấy rơi thì phải thay đá khác kẻo bị vỡ mất đá
Sau khi sử dụng xong, rửa thật kỹ, cất ở nơi kín gió khỏi hỏng đá.

CHỮA RẮN CẮN, ONG ĐỐT, SÂU CẮN BẰNG LÁ KHOAI

Kết quả hình ảnh cho LÁ KHOAI SỌ

Bài thuốc:
– Lấy lá hoặc thân khoai sọ xát hoặc giã nát đắp vào chỗ bị thương
Nếu bị ong nghệ (đại hoàng phong) đốt, ăn ngay khoai sọ sống, đến khi cảm thấy khoai
có mùi tanh và lưỡi tê thì thôi.
Thuộc loại cây thảo, thân có lá mọc thẳng, là hình lưỡi kiếm, thường mọc một mặt phẳng
Bộ phận dùng làm thuốc là thân (quen gọi là rễ) cắt thành từng miếng mỏng, tươi hoặc khô.
Vị đắng, uay, tính nóng. Giải độc, tiêu đờm

Bài thuốc:
Nhai 2-3g rễ tươi với một ít muối ăn, nuốt nước, đắp lên vết thương. Làm 2-3 lần một ngày.
Chú ý: Cảm giác nóng trên lưỡi xuất hiện chậm nên phải uống hoặc ngậm từng ít một
Kiêng kị: Phụ nữ có thai

CHỮA VẾT RẮN CẮN LỞ LOÉT BẰNG HẠT THỈ LÀ

Bài thuốc:

Hạt thì là nghiền thành bột rắc vào vết loét.

CHỮA RẦN CẮN BẰNG RAU KHÚC

Rau khúc, thân mảnh, cao từ 10-20cm, phân ra nhiều nhánh ở gốc, có lông trắng mềm.
Lá ỏ phía dưới hình thìa, phía trên hình thìa hoặc hình dải, có lông mịn trắng ở gần khắp
mặt dưới. Cụm hoa hình ứông hay hình chuỳ mọc ở ngọn. Lá bắc thuôn hình trái xoan,
hoa cái và hoa lưỡng tính rất nhiều, màu vàng nhạt. Quả bế thuôn dài.

Bài thuốc:
Hái lá rau khúc, rửa sạch, giã nhuyễn, rit vào vết thương.
Lăng tiêu còn gọi là Ngũ trảo long, Hồng hoa đảo thuỷ tiên, Truỵ thai hoa, tử uy, Chi hoa,
Đằng la hoa, Toái cốt phong, Quỉ mục, Vũ uy..
Lăng tiêu vị chua, tính lạnh, hoa có công dụng làm mát huyết, chống ứ. Vào tháng 6 đến
tháng 8 hàng năm, khi mùa hoa Lăng tiêu nở rộ, dân gian thường hái những bông hoa đã
nở hết cỡ, đem phơi trong bóng râm hoặc sao khô bằng lửa nhỏ để tích trữ dùng dần. Rễ
và cành được thu hoạch vào mùa thu, rửa sạch thái phiến, sao thơm.

Bài thuốc:
Rễ lăng tiêu lượng vừa đủ mài với nước thành dạng hồ rồi đắp vào tổn thương, mỗi ngày 3-4 lần.
Lưu ý: Những người có thể chất suy nhược, khi huyết hư yếu và phụ nữ có thai không được dùng.

CHỮA NGỘ ĐỘC NẤM, RẮN CẮN BẰNG LÁ CÂY KHẾ

Kết quả hình ảnh cho LÁ KHẾ

Bài thuốc:

Lấy lá khế 20g, lá hoặc quả đậu ván đỏ 20g, lá lốt 10g, có hoa càng tốt.
Dùng tươi cho vào cối sạch, giã nát, hoà với 200ml nước đun sôi để nguội, chắt lấy nước uống làm
một lần. Có thể dùng lá khô (liều lượng bằng 1/2 hoặc 1/3 liều lá tươi) sao qua cho thơm, sắc uống.
Thêm đường cho thật ngọt. Nếu mới bị ngộ độc chỉ uống 2-3 lần là khỏi.

Bài thuốc:
Lấy rau ngổ tươi rửa sạch, giã nát, lấy nước bôi và rửa vết thương, sau đó dùng bã đắp vào chỗ rắn cắn.

CHỮA VẾT THƯƠNG DO RẮN CẮN BẰNG CÂY HÚNG QUÊ

Bài thuốc:
Lấy lá húng quế tươi, rửa sạch, giã nát đắp lên vết thương, hoặc chỗ rắn cắn

CHỮA CHÓ DẠI CẮN BANG RAU GIỆU

Thuộc loại rau ăn sống, thân cao 7,8 tấc thường nằm ngả sát đất nên còn có tên là phụ địa thái. Rau
hình trứng ngỗng, mùa xuân nở hoa nhỏ màu tím, cánh hoa cuốn cong xếp lớp, trái kết vào mùa thu.

Bài thuốc:
Bị chó dại cắn, dù là chó quen hay lạ, vạch ngay tóc ở đỉnh đầu, nếu thấy có 1 sợi tóc đỏ, đó là bị
chó dại cắn, phải lập tức nhổ sợi tóc ấy đi
Lấy ngay 1 nắm rau giệu, nửa nắm lá trầu không, nửa nắm nõn da lông, cùng rửa sạch, cho vào 1
bát nước vò thật nát, vắt lấy nước cốt uống. Bã thì đắp vào chỗ chó cắn. Mỗi lần uống thế 1 lần vào buổi sáng