TRỊ KHI BỊ ONG ĐỐT
- Dùng vôi ăn trầu hoặc hạt quất hồng bì giã nhuyễn đắp lên vết thương. Lấy lá bạc hà tươi
rửa sạch, vò nát, xát vào chỗ ong đốt. - Cắt một lát củ ráy dại xát vào.
- Giã nhuyễn lá, dây, củ cây chìa vôi để đắp.
- Giã nát tỏi để đắp, đổng thời nhấp một ít rượu.
- Măng vòi tre rửa sạch, giã nhuyễn, trộn với vôi ăn trầu để bôi.
- Rau sam rửa sạch, giã nhuyễn để đắp.
- Lá thanh hao rửa sạch, nhai nhỏ, đắp vào chỗ đau.
- Nếu là ong vò vẽ hay bổ nâu, dùng nước tiểu của bé trai khỏe mạnh để rửa vết đốt, sau đó dùng
hành, hẹ, tỏi, sả, củ nén rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, hòa với chút rượu trắng cho uống.
CHỮA ĐAU DO BỌ LẸT, SÂU DÚM ĐỐT
Lấy tóc xát kỹ, hoặc lấy nắm cơm lăn đi lăn lại nơi sâu chạm để lông dính hết vào cơm. Sau đó, dùng rau
má, rau khoai lang, khoai sọ mỗi thứ một nắm, giã nhỏ, xát vào chỗ ngứa. Cũng có thể lấy một nắm lá rau
sam rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ đau, hoặc bắt con bọ nẹt mổ lấy ruột, bôi vào nơi đau.
CHỮA ĐAU DO VE CẮN
Khi bị ve cắn, đừng rứt nó ra vì răng ve gãy còn lại trong thịt sẽ gây đau nhức, ngứa, có khi phát sốt.
Hãy lấy nước điếu đặc chấm vào miệng con ve, hoặc lấy kim khâu hơ nóng hay điếu thuốc lá đang hút dí vào đít ve.
Ve sẽ tự nhả ra và rơi xuống tức khắc. Sau đó, lấy vôi bôi vào nơi ve cắn. Trường hợp răng ve còn nằm lại trong thịt,
hãy lấy thuốc lào tẩm nước điếu, đắp vào chỗ ve cắn, băng lại và cho uống bài thuốc sau:
-Ké đầu ngựa 20g
-Cây vòi voi 20g
-Cỏ chỉ thiên 20g
-Bồ công anh 40g
Rửa sạch, sắc đặc, uống ngày 2 lần, đến khi khỏi thì thôi.
CHỮA RẮN, RẾT CẮN BẰNG LÁ ỚT
Bài thuốc:
Lá ớt giã nhỏ, đắp vào nơi bị thương, băng lại. Ngày làm 1-2 lần đến khi hết đau, 2-3 giờ là khỏi.
CHỮA SAY NẮNG, RẮN CẮN BẰNG LÁ LỐT
-Lá lốt là cây thảo sống lâu, cao khoảng 30-40cm, mọc bò.
Lá lốt mọc hoang và cũng thường được trồng lấy lá làm gia vị và làm thuốc.
-Trổng bằng mấu thân, cắt thành khúc 20-25cm, giăm vào nơi ẩm ướt.
-Có thể thu hái cây quanh năm, đem rửa sạch, phơi nắng hay sấy ở 40-50 độ c đến khô.
-Lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống (giảm đau).
Bài thuốc:
Lá tươi giã nát, phối hợp với lá khế, lá đậu ván trắng, mỗi thứ 50g, thêm nước uống giải độc.
CHỮA RẮN CẮN BẰNG RAU NGỔ
Bài thuốc:
Dùng cả thân và lá ngổ tươi từ 40- 80g, sắc uống hoặc nhai nhuyễn, uống nước, còn xác thì đắp lên chỗ vết cắn.
CHỮA RẾT CẮN BẰNG HẠT VỬNG
Bài thuốc:
– Lấy hạt vừng sống nhai nhuyễn đắp vào, chỉ 1 lát là khỏi đau buốt và chỗ bị cắn hết sưng
CHỮA RẮN CẮN
Bài 1:
Hạt chanh tươi hay phơi khôlOg, nhai nhỏ, nuốt nước dần dần, lấy bã đắp vào vết cắn.
Bài 2:
7 ngọn rau muống tía non, đem vắt nước, pha một chút muối mà uống, còn bã đem đắp vào vết rắn cắn.
Bài 3:
Lấy hạt chanh tươi hoặc phơi khô 10-20 g nhai nhỏ, nuốt nước, lấy bã đắp vào vết cắn. Đây là kinh
nghiệm của nhân dân ở một số vùng miền núi nước ta và ở một vài địa phương của ấn Độ.
Về cơ chế tác dụng của hạt chanh đối với nọc rắn, theo kinh nghiệm dân gian, những vị thuốc có chất
đắng thường có tác dụng giải độc tốt (chất đắng trong hạt chanh đã được xác định là lemonin hay pepolimonin).
Bài 4:
Hạt chanh 15g, mướp đắng 1*0 hạt, rễ thạch xương bồ 12g, củ gấu 20g, muối ăn vài hạt.
Tất cả để tươi giã nhỏ, ngâm với 30 ml nước sôi trong 10 phút, khuấy đều rồi chắt hoặc lọc.
Người lớn uống làm hai lần cách nhau 20 phút, trẻ em dưới 15 tuổi uống 1/4 đến 1/3 liều người lớn.
Bài 5:
Khi bị bọ cạp, rết cắn, bạn đừng nên sợ, hãy lấy vôi và gừng thoa vào chỗ bò cạp hay rết cắn.
Bài 6:
Nếu rết cắn khó chịu, bắt một con gà trống, chặn cổ, và đưa ngón tay vào lấy chút nước miếng gà,
xoa sẽ hết nhức ngay lập tức.
CHỮA RẾT, BỌ CẠP, ONG ĐỐT BẰNG CÂY HÚNG CHANH
Cây húng chanh còn gọi là cây rau tần. Trong dân gian thường dùng lá tươi làm rau sống trong các bữa ăn.
Húng chanh vị chua the, thơm hăng, tính ấm, vào phế có công dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc và các
chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi.
Bài thuốc:
Lá húng chanh rửa sạch, thái nhỏ hoặc nhai kỹ, cho một ít muối vào rồi đắp lên vết thương, rất công hiệu.
CHỮA RẮN CẮN BẰNG RAU RĂM
Rau răm vị cay, tính ấm, không độc, dùng để chữa đau bụng lạnh, chữa rắn cắn, chàm ghẻ, kích thích
tiêu hóa, kém ăn.
Rau răm được trổng khắp nơi và thường được mọi người dùng làm rau sống và gia vị vào canh để có
thể sát trừ một số độc chất có trong hải sản (tôm, cá…).
Thường khi làm thuốc, người ta dùng tươi, không qua chế biến.
Bài thuốc:
Lấy khoảng 20 ngọn rau răm, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, bã còn lại dùng đắp vào chỗ rắn cắn.