CHỮA VẾT THƯƠNG BẰNG QUẢ MẬN
Mận có tên khoa học là Prunus salicina Lindl., dân gian còn gọi là lí tử, lí thực, gia khánh tử…
- Rễ mận thường được thu hoạch vào tháng 9 -10, vị đắng, tính lạnh được dùng dưới dạng sắc
uống trong hoặc đốt tồn tính, tán bột bôi ngoài. - Vỏ rễ là rễ mận loại bỏ lõi trong chỉ lấy vỏ ngoài, vị đắng, tính lạnh thường được dùng dưới dạng
sắc uống trong, ngậm hoặc giã nát, ép lấy nước bôi ngoài. - Lá mận vị chua, tính bình, chuyên trị trẻ em sốt cao, co giật, thuỷ thũng, vết thương do sang chấn…
- Nhựa mận được lấy vào mùa xuân, đem phơi khô trong bóng râm, vị đắng, tính lạnh.
Bài thuốc:
Dùng hạt mận rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương.
Chú ỷ: Theo kinh nghiệm của cổ nhân, nếu ăn quá nhiều mận có thể sinh đàm trợ thấp, gây thương tổn
tỳ vị, DỞi vậy nên dùng ở mức độ vừa phải.
Sau khi ăn mận không nên uống nhiều nước vì dễ bị đi lỏng.
Không dùng mận cùng với thịt chim sẻ, thịt hoẵng, trứng vịt và mật ong vì có thể làm thương tổn ngũ tạng.
Vì nhân hạt mận có công năng nhuận tràng và hoạt huyết nên những người tỳ vị hư yếu, đại tiện thường
lỏng, nát, phụ nữ có thai không được dùng.
CHỮA ONG ĐÔT BẰNG RAU DỂN
Bài thuốc:
- Lấy rau dền vò nát, xát vào chỗ ong đốt thì khỏi
CHỮA RẮN ĐỘC CẮN BẰNG RAU DỀN
Bài thuốc:
- Dùng rau dền đỏ, rửa sạch, giã lấy 100g, nước dùng để uống
Bã đắp lên vết thương thì khỏi (cách này dùng chữa sâu độc cắn)
CHỮA CỐN TRÙNG ĐỐT BẰNG HOA THUỶ TIÊN
Cây hoa thủy tiên có hai loại: loại hoa đơn và loại’hoa kép. Củ và lá thủy tiên trông giống như củ và lá
hành tây.
Theo dược học cổ truyền, hoa thủy tiên vị đạm, tính mát; rễ cây hoa vị cay đắng, tính lạnh; có công dụng
khứ phong thanh nhiệt, hoạt huyết điều kinh, tiêu thũng giải độc.
Thường được dùng dưới dạng tươi hoặc khô, uống trong với liều từ 3-6g, dùng ngoài giã nát đắp hoặc
nấu nước rửa.
Bài thuốc:
Dùng hoa hoặc lá thủy tiên tươi giã nát đắp vào chỗ bị đốt.
CHỮA CHỚ ĐIÊN CẮN LÊN CƠN
Nung sắt đỏ rồi nhúng vào chậu nước. Hãy lấy một chén nước đó, cho bệnh nhân uống, uống một lần là khỏi.
CHỮA CHÓ DẠI CẮN LÊN CƠN, NHƯNGƯỮI BỊ ĐỘNG KINH
Khi gần lên cơn nặng thì bệnh nhân sợ gió, sợ nước, sợ lửa, sợ tiếng động.
Phải kiêng không cho bệnh nhân nghe thấy tiếng lệnh, tiếng cồng đám ma, kèn trống và nhất là phải tránh có
hơi lạnh của đám ma, kiêng không cho đi qua cầu trông xuống nước, sẽ chóng lên cơn hơn.
Bài thuốc:
Dây bìm bìm tía – khiên ngưu đằng, một đoạn đốt khoảng 7/10 tán nhỏ ra, hoà với nước trong, lọc lấy nước
rồi hoà 5 đổng cân thần sao cho bệnh nhân uống.
Bài 1:
Lá mồng nước 1 nắm nhỏ, nhai ra và nuốt, vết thương sẽ khỏi sưng.
Bài 2:
Bắt một con cóc lấy xương tẩm rượu, sao vàng, tán nhỏ.
Lấy lá Lộc vùng và lá mồng nước, sao vàng nấu lên lấy nước hoà với bột xương cóc ấy mà uống.
TRỊ CHU THƯỜNG CẮN
Bài 1:
Lấy củ Môn nước giã nát với chút đường đắp vào sẽ khỏi
Bài 2:
Lấy lá bưởi bung thái nhỏ, lấy lá chuối già xanh bọc lại, dùi một lỗ nhỏ đặt vào chỗ chó cắn, khoảng độ
3 giờ đổng hổ nó hút hết khí độc, sưng sẽ tiêu hết.
TRỊ BỊ RẾT CẮN
- Dùng tỏi giã nát để đắp, rất nhanh hết đau nhức.
- Lấy hạt cây hoa mào gà nhai nhỏ hoặc giã nhuyễn, uống nước cốt, bã đắp vào nơi rết cắn.
- Rau sam một nắm rửa sạch, giã nát, đắp vào.
- Củ gấu rửa sạch, giã nát để đắp.
- Vùng hạt một nhúm nhỏ, nghiền nát đắp vào vết thương.
- Lá bạc hà một nắm rửa sạch, giã nát để đắp.
- Hạt mướp đắng rửa sạch, giã nhuyễn để đắp, hoặc thêm ít giấm rồi cho vào mồm ngậm, nuốt
nước từ từ, bã đắp vào chỗ đau. - Cọng khoai môn tước bỏ vỏ, giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu, đắp vào vết cắn,
rất mau khỏi. - Dùng rau húng chanh hay tỏi giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu, đắp vào vết cắn.
Có thể áp dụng cho cả vết thương do bị bọ cạp đốt.
TRỊ KHI BỊ KIẾN ĐỐT
- Lá bạc hà rửa sạch, giã nhuyễn để đắp.
Lá tần dày (còn gọi là húng chanh) rửa sạch, giã nát, cho thêm ít muối, đắp vào nơi kiến đốt.