CHỮA HO, VIÊM HỌNG BANG QUẢ ME RỪNG
Quả me rừng ườp muối, rồi phơi khô làm ô mai ngậm chữa ho, viêm họng, nôn mửa.
Quả phơi khô 10-20g, giã nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống có tác dụng giải
cảm, tiêu viêm, sinh tân dịch.
Dùng ngoài, quả me rừng tươi giã nát, lấy nước bôi chữa nước ăn chân
PHÒNG CHỐNG HO
Để chống ho, lấy lá tía tô tươi nghiền nhỏ làm nước uống, hoặc nấu lá tía tô với rễ cây cát cánh.
Ngoài ra, có thể dùng lá tía tô xanh, rễ tía tô phơi khô trong bóng râm, gạo nếp rang
và vỏ quýt để nấu cháo. Món ăn này cũng có công dụng chữa ho rất tốt.
CHỮA HO BẰNG CÂY CHUA ME ĐẤT
Chua me đất có vị chua, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giảm ho, lợi tiểu.
Bài thuốc:
Chua me đất hoa vàng 20g, măng tre mới nhú 20g, rễ dâu chỉ lấy phần vỏ trắng ở trong
10g, tẩm mật sao vàng, gừng 8g.
Giã nát, thêm ít đường hoặc mật ong, hấp cơm, uống. Có thể dùng riêng lá chua me đất
hoa vàng, rửa sạch, nhai với muối, nuốt nước dần dần để chữa viêm họng
CHỮA HO, VIÊM HỌNG, TIÊU HOÁ KÉM BẰNG CÂY GIỂNG
Bài thuốc:
Riềng củ thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần.
CHỮA HO CẢM 00 THỜI TIẾT NỐNG BẴNG HÚNG CHANH
Bài thuốc:
Mỗi lần dùng từ 7 – 10 lá, đem rửa sạch, chấm muối nhai nuốt sống hoặc giã nát lấy nước để uống.
Ngoài ra, húng chanh còn được dùng kết hợp với lá sả, lá khuynh diệp, lá ổi, lá hương nhu,
lá gùhg… nấu nước để xông giải cảm, trị ho cũng rất tốt.
CHỮA HO ĐỜM, THỔ HUYẾT, KHÚ THỞ
BẰNG CÂY THIÊN MÔN ĐÔNG
Cây thiên môn đông: là một loại dây leo, sống lâu năm. Dưới đất có rất nhiều rễ củ
hình thỏi mầm.
Quả là một quả mọng màu đỏ khi chín, mọc hoang và được trồng ở khắp nơi trong nước ta,
để lấy rễ. Có khi được trồng trong chậu để làm cảnh.
Rễ củ hái về, tẩm nước cho mềm (có khi người ta đổ chín cho mềm) rồi rút bỏ lõi, thái
mỏng phơi hay sấy khô. Chú ý khi tẩm nước, đừng ngâm lâu quá, tác dụng sẽ kém.
Vị lúc đầu ngọt, sau hơi đắng, củ nào béo mẫm, vàng là tốt. Thuốc dùng trong nhân dân
làm thuốc chữa ho, lợi tiểu tiện và chữa sốt, thuốc bổ.
Liều dùng 10g-15g một ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc nấu thành cao.
Bài thuốc:
Thiên môn, mạch môn, ngũ vị tử, sắc thành cao, luyện với mật dùng để uống.
Ngày uống 4-5g cao này.
CHỮA HO GÀ BẰNG BÚP DÂU
Lấy búp dâu 16g, mè đất 30g sao vàng, hạ thổ, búp cây chanh 12g, hoa cây guốc
nước mặn 20g sao vàng.
Tất cả thái nhỏ, sắc nước, rồi hòa với đường. Trẻ em
- 3 tuổi, uống mỗi lẩn 1 thìa cà phê; 4-6 tuổi mỗi lần 1,5 thìa; 7-9 tuổi mỗi lần
2 thìa; 10-12 tuổi mỗi lần 2,5 thìa; 13-15 tuổi mỗi lần 3 thìa. Ngày uống 2 lần,
kiêng ăn chất tanh.
CHỮA HO GÀ BẰNG vỏ TRỨNG GÀ
Bài thuốc:
Màng vỏ trứng gà: 12 cái sấy khô, nghiền thành bột,
ma hoàng 1,5g, tử uyển 10g. Cho vào nước nấu 10 phút, bỏ bã lấy nước uống với
bột màng vỏ trứng gà. Dùng ngày 1 lần trong 5 ngày.
CHỮA HO LÂU NGÀY KHÔNG KHỎI BẰNG RAU DỀN
Rau dền có 2 loại, trắng và đỏ. cả 2 loại rau này đều là những vị thuốc hay. Rau
dền vị ngọt, tính lạnh, không độc
Bài thuốc:
Lấy rau dền luộc chín vừa, ăn cả nước lẫn cái, ăn liền trong vài ngày thì khỏi.
CHỮA HO NÓNG BẰNG GẠO TẺ
Triệu chứng:
Ho khan, khó khạc đờm, đờm vàng đặc, khô miệng, đau họng, lắm khi phát sốt đầu
nhức, sợ gió, đầu lưỡi đỏ, mặt lưỡi đóng rêu trắng hoặc vàng.
Bài thuốc:
Lấy một nửa bát cơm gạo tẻ, một lít rưỡi nước mía nguyên chất. Gạo tẻ cho vào
nước mía, nấu thành cháo, ăn ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
CHỮA HO RA MÁU BẰNG HOA PHÙ DUNG
Đông y thường dùng lá và .hoa phù dung làm thuốc, trong một số trường hợp còn
dùng cả vỏ rễ. Lá thường hái vào hai mùa hè, thu: cắt lấy phiến lá, phơi khô trong
bóng râm (âm can), bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng gió để dùng dần. cần thường
xuyên phơi lại để chống ẩm mốc. Hoa thường hái vào khi hoa nở, đem phơi trong bóng
râm hoặc sấy khô dùng dần. Rễ chỉ nên đào khi cần thiết
Bài thuốc:
Dùng hoa phù dung 9-10 bông, sắc nước uống; ngày
- 3 lần.
CHỮA HO BẰNG CHANH
Cây chanh là loài cây nhỏ, có gai. Lá mọc so le, mép khía răng. Hoa màu trắng,
phớt tím, thơm. Quả hìph cầu vỏ mỏng nhẩn, màu vàng nhạt, vị rất chua. Lá và
vỏ quả vò ra có mùi tinh dầu thơm mát. Hạt có vị đắng, chát, tính bình.
Bài thuốc;
Hạt chanh 10g, hoa đu đủ đực 15g, lá hẹ 15g.
Tất cả đem nghiền nát, rồi trộn với 20ml nước thêm mật ong hoặc đường kính,
uống làm ba lần trong ngày. Dùng vài ngày.
DÙNG LẠC TRỊ HO
Trái với-suy nghĩ của nhiều người rằng khi bị ho cần kiêng lạc, loại thực phẩm
này lại có mặt trong danh sách các thuốc chữa ho. Ngoài ra, lạc còn giúp chữa
nhiều bệnh khác.
Đông y cho rằng nhân lạc có tác dụng an tỳ vị, nhuận phổi, tiêu đờm, tăng cường
điều khí, thanh họng, chống ho. Vỏ lụa của lạc cầm máu rất tốt, dùng cho các bệnh
xuất huyết trong và ngoài. Nó cũng kích thích tủy xương tái tạo tiểu cầu làm giảm
thời gian xuất huyết.
Bài thuốc:
Trị ho lâu ngày, ho gà ở trẻ em: Nhân lạc bỏ vảy nhọn, đun nhỏ lửa thành canh ăn.
Phù chân: Nhân lạc sống để nguyên vỏ lụa 90g, đậu đỏ 90g, táo hồng bì 90g, tất cả
nấu thành canh chia mấy lần ăn trong ngày.
ít sữa sau sinh: Lạc nhân 90g, chân giò 1 cái (dùng chân trước), hai thứ ninh nhừ
ăn trong ngày.
Viêm thận mãn: Lạc nhân 125g, đậu xanh sống 250g, đường đỏ vừa đủ, cho lạc nhân
và đậu xanh vào bình sành (không dùng bình kim loại), đổ 3 bát nước sôi đun nhỏ lửa,
đến khi vỏ đậu xanh nứt ra và có màu nâu là ăn được. Hoặc có thể dùng vỏ lụa lạc nhân,
táo đỏ lượng như nhau, sắc uống thay trà, dùng liền 7 ngày trị phù thũng do viêm thận.