Cách chữa trị bệnh ho phần 1

CÁCH CHỮA TRỊ BỆNH HO

AN THẦN GIẢM HO BANG QUẢ QUẤT
Cây quất còn gọi kim quất hoặc quất vàng. Quả quất vị ngọt chua, tính ấm, vào các kinh phế,
vị, can. Có công năng tiêu đờm, trị ho, lý khí, giải uất, tiêu thực, giải rượu. Vỏ tác dụng mạnh hơn.
Quất để càng lâu càng tốt.

Bài 1:Quất hai quả (bỏ vỏ, hạt, vách múi), bột ngó sen một ít, đường 100g, một ít hoa quế, nấu chè ăn.

Bài 2:Quất 10 quả, gừng tươi 6g, thiên trúc hoàng 6g.
Sắc lấy nước uống ngày một lần.

CHỮA HO, VIÊM HỌNG BANG CAM THẢO VÀ vỏ RỄ DÂU

Bài thuốc:
Bách bộ bỏ lỏi sao vàng: 10g
Mạch môn bỏ lỏi 10g
vỏ rễ dâu 5g Xạ can 5g Cam thảo dây 5g.
Làm sạch dược liệu, thái mỏng, sấy khô trộn lẫn dược liệu với nhau, đổ ngập nước, nấu thành
150ml cao lỏng. Thêm 50g đường.
Đun sôi, đóng lọ kín, dùng uống mỗi lần một thìa canh. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần (trẻ em mỗi lần một thìa cà phê).

CHỮA HO BẰNG CÂY Bổ KẾT
Bồ kết bỏ hạt hoặc đốt ra than, hoặc tán nhỏ làm thành viên hay thuốc bột có vị cay, mặn,
tính ôn, hơi độc. Hạt bồ kết có vị cay, tính ôn, không độc

Bài thuốc:
Bồ kết 1 quả, quế chi 1g, đại táo (táo đen) 4g, cam thảo 2g, sinh khương 1g. Nước 600ml,
sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.

CHỮA HO BẰNG cỏ LƯỠI RẮN
Bài thuốc:
Ngày dùng 100g cỏ lưỡi rắn tươi, rửa sạch, sao vàng cho vào 600ml nước, sắc còn 100ml,
chia làm 3 lần uống trong ngày.

Kiêng kỵ:
Phụ nữ mang thai phải cẩn thận khi sử dụng.

Ngoài ra, một thông báo khoa học cho biết: cỏ lưỡi rắn ức chế quá trình sinh tinh trùng ở chuột,
vì vậy những vị mày râu yếu sinh lý cũng nên lưu ý.

CHỬA HO BẰNG RAU KHÚC
Rau khúc có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu đờm, trị ho, hen suyễn, trị cảm sốt, thấp khớp,
chữa bệnh tăng huyết áp, đắp ngoài trị rắn cắn.

Bài thuốc:
Rau khúc 30g
Gừng tươh 3 lát sắc uống 3 lần trong ngày
Mỗi lần uống từ 40-50ml, uống trước khi ăn, uống 5 ngày liên tục.

CHỮA HO CỐ ĐƠM, CẦM NÔN MỬA BẰNG củ GỪNG
Cây gừng có thân rễ phình lên thành cũ. Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ (củ) tươi hoặc khô.
Gừng khô: đào củ, rửa xắt mỏng, phơi khô trong râm hoặc để nguyên củ đem giã giập, phơi héo.
Vị cay, tính nóng, trục hàn, thông mạch.

Bài thuốc:
Ngậm hoặc nhai nuốt nước 4-20g củ gừng tươi một ngày, chia ra làm nhiều lần.
Chú ý: Gừng tươi có tính hơi nóng
Gừng củ già xắt lát, tẩm đường hoặc tẩm muối ngậm chữa ho và làm ấm họng về mùa đông, có thể cho thêm
gừng vào nước chè tươi tạo cho nước thêm hương vị, uống ấm người, phòng trị ho rất tốt.

CHỮA HO NHIỂƯĐỜM BẰNG HỔNG KHÔ
Bài thuốc:
Hồng khô 3 quả, cho 300ml nước sắc còn 100ml lấy ra cho thêm 50ml mật ong, chia uống 2 lần trong ngày.

CHỮA HO KHAN BẰNG LÁ TRE NON
Là lá tre bánh tẻ hoặc lá non của cây tre. Có tác dụng thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân dịch, lợi niệu.
Thường dùng chữa nhiệt tà gây tổn thương tân dịch, phiền táo, khát nước, miệng lưỡi lở loét, tiểu tiện sẻn đỏ.

Bài thuốc:
Dùng lá tre 12g Rau má 12g Vỏ rễ dâu 12g
Quả dành dành (sao vàng) 8g Lá chanh 8g, cam thảo 6g Nước 700-800ml, sắc còn 250-300ml để uống
Chia 2 lần uống trong ngày; cũng có thể tán thô, hãm vào phích uống dần.
Dùng cho các trường hợp ho khan, đờm sát, cổ họng khô và ngứa, rêu lưỡi vàng mỏng.

CHỮA HO LÂU NGÀY BANG NHÂN LẠC VÀ HẠT TÁO
Bài thuốc:
Nhân lạc cộng với táo tàu, mật ong, mỗi thứ lấy 30g. Sắc lấy nước uống, uống 2 lần/ ngày.
Nhân lạc 30g, nấu chín nhừ rồi trộn lẫn 30g mật ong, ngày ăn 2 lần sẽ khỏi.

CHỮA HO, CHẢY MÁU CAM BẰNG CÂY HUYẾT DỤ
Cây huyết dụ có vị nhạt tính mát, làm mát máu, cầm máu, nhưng vừa làm tan máu ứ và giảm đau.
Thường được dùng để chữa các trường hợp bị thương và phong thấp gây đau nhức.
Cây thuốc này do có lá màu đỏ đẹp nên còn được nhân dân nhiều địa phương trồng để làm cảnh.

Bài thuốc:
Lá huyết dụ tươi 30g
Lá trắc bá (sao cháy) và cỏ nhọ nồi, mỗi vị 20g sắc uống.

CHỮA HEN SUYỄN BẰNG ĐINH LẴNG
Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá. Lá đinh lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng,
dân gian gọi nôm na là mùi “thuốc bắc”. Lá tươi không có mùi thơm này.

Bài thuốc:
Rễ đinh lăng
Bách bộ Đậu săn Rễ cây dâu Nghệ vàng Rau tần dày lá Củ xương bồ 6g Gừng khô 4g
Đổ 600ml nước sắc còn 250ml.
Chia làm 2 lần uống trong ngày, uống luc thuốc còn nóng.