Tự TRỊ BỆNH ĐAU ĐẨU
Khi đau đầu bạn hãy thoa một chút dầu gió lên thái dương huyệt ấn đường (ở giữa 2 mi) hoặc huyệt
phong trì (sát 2 đường gân thô lên 2 gáy). Bạn có thể dùng muối xát một ít lên đầu lưỡi, đổng thời uống
một ít nước sôi pha muối. Nằm ngửa ra rồi nhỏ 2-3 giọt nước củ cải giã nát vào lỗ mũi.
– Suy nhược thần kinh: Long nhãn, nhân táo chua, khiếm thực mỗi thứ 15g, nấu uống trước khi đi ngủ.
DÂU TÂY NGĂN NGỪA CẢM CÚM
Mỗi suất ăn gồm 8 quả dâu tây, quả trung bình chứa 84 mg vitamin c, giúp bạn tăng cường khả năng chống
cảm cúm.
Dâu tây vẫn được biết đến là chứa nhiều chất dinh dưỡng, ít đường và có nhiều vitamin c hơn cả cam.
Các nhà khoa học còn nhận thấy dâu tây có thể ngăn ngừa sự mất trí nhớ ở tuổi già. Loại quả này chứa một
chất chống ôxy hoá tăng cường hoạt động trí não. Tuy nhiên, để có thể hưởng được lợi ích này của dâu tây,
mọi người cần phải ăn khoảng 4,5 kg mỗi ngày.
CHỮA CẢM BẰNG TÍA TÔ
Thông thường, để chữa cảm, tía tô hay được cho vào cháo ăn. Nhưng cũng có thể lấy 3g lá tía tô nấu với
4g quýt hoặc vỏ quýt làm nước uống trong 1 ngày.
Chú ý: không dùng quýt có phun thuốc trừ sâu.
Bên cạnh đó, thường xuyên ăn các món ăn có tía tô cũng giúp chữa bệnh chán ăn, kiện vị, lợi tiểu và an thần.
CẤP cúu KHI BỊ CẢM NẮNG
Nếu bị cảm nắng, lấy nước đá chườm lên đầu, hai nách, hốc xương mỏ ác và nơi có tĩnh mạch nổi, khi cần có
thể đặt người bệnh trong trước mát để giảm nhiệt nhanh, đồng thời cho uống nước lọc để nguội có pha muối,
nếu không uống được nước thì phải tiếp nước ngay.
Đưa ngay người bệnh đến nơi thoáng mát, cỏi bớt quẩn áo, nằm thoải mái, đầu hơi cao, lấy khăn dấp nước lạnh
đắp lên đầu, quạt nhẹ, hoặc lau người bằng nước mát…
CHỮA CẢM MẠO
Lá quất 30g, đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát, hòa đường vừa đủ, uống lúc nóng.
CHỮA CẢM MẠO BẰNG vỏ QUÝT
Vỏ quýt tươi 30g, phòng phong 15g, đổ 3 cốc nước, sắc lấy 2 cốc, hòa đường trắng uống lúc nóng 1 cốc, sau
nửa giờ hâm nóng uống tiếp 1 cốc còn lại.
CHỮA CẢM CÚM
- Uống nhiều nước nóng để làm thông đường phổi, đường mũi và bù lượng nước cơ thể đã bị mất vì đổ
mồ hôi khi sốt - Súc miệng nước muối.
- Mút kẹo cứng để đỡ rát cổ họng.
- Đừng nhịn ho, vì ho có tác dụng thông các ống ở phổi và tống các chất đờm ra. Nếu mũi và đờm có máu,
cần hỏi ý kiến bác sĩ. - Kiêng uống sữa, không ăn pho-mát và các thực phẩm làm từ bơ; sữa trong 2 ngày vì chúng có tác dụng
làm cho các chất nhầy ở mũi, và họng bị đặc lại, khó xì hoặc nhổ ra. - Chăm rửa tay luôn, nhất là trước khi ăn để tránh lây lan sang người khác.
- Uống đều một liều aspirin (trừ người 19 tuổi trở xuống không dùng aspirin).
Nếu chữa trị ở nhà không thấy đỡ, nên đi bác sĩ
Lá khế tươi 20g giã với lá chanh 10g, thêm nước, gạn uống, chữa cảm nắng.
Để chữa ngộ độc nấm, rắn cắn, lấy lá khế, lá hoặc quả đậu ván đỏ mỗi thứ 20g, lá lốt 10g, giã nát, hòa với 200ml
nước sôi để nguội, chắt lấy nước uống làm một lần. Có thể dùng lá khô (liều lượng bằng 1/2 hoặc 1/3 liều lá tươi)
sao qua cho thơm, sắc uống, thêm đường cho thật ngọt. Nếu mới bị ngộ độc, chỉ uống 2-3 lần là khỏi.
CHỮA CẢM LẠNH, HO BẰNG NƯỬC MẬT ONG – NHO – GỪNG
Bài thuốc:
Nho tươi 250g, chè xann 25g, gừng tươi 2íi0g, mật ong vừa đủ.
Nho rửa sạch, bỏ cuống, nghiền nát, cho vào vải xô sạch vắt lấy nước để sắn.
Gừng rửa sạch, thái vụn, cũng cho vào vải xô vắt lấy nươc.
Để chè xanh trong cốc to, rót nước sôi, hãm trong ít phút, cho vào nước nho, nước gừng mỗi thứ 50ml, cho mật
ong vừa phải.
Uống lúc nước còn nóng.
Công hiệu: Giải cảm, giảm ho, ấm trung tiêu, cnống nôn.
La hán quả có bán tại hầu hết các chợ thực phẩm dưới dạng thỏi hoặc quả pha nước uống, có công dụng tiêu
đờm rất nhanh chóng. Thường chỉ sau một hai lần uống là có thể tiêu trừ hết những đờm gây khó chịu nơi cổ
họng (đờm này thường làm tắt tiếng hoặc gây khó khăn khi nói chuyện, nó cũng gây bệnh nghẹt mũi hoặc sổ
mũi khi có quá nhiều trong hốc mũi).
Nước muối: Súc miệng bằng nước muối (khuấy đều một muỗng cà phê muối ăn trong nửa lít nước ấm. Khi súc
miệng, ngửa cổ lên cho nước muối chạy vào cổ họng, thổi hơi lên tạo thành tiếng kêu trong cổ họng, rồi khạc ra).
Hành động này giúp cho cổ họng thông hơn, bớt nghẹt mũi, diệt vi trùng, và làm khạc ra đờm nhiều hơn.
Uống trà nóng hoặc canh nóng: Nên thật nóng miễn là đừng để bị phỏng miệng, uống từng ngụm nhỏ cho đến
khi hết chén. Có công dụng thông mũi.
Tắm nước nóng: Tắm đứng chừng 20 phút với nước nóng bốc hơi cũng có công dụng làm thông mũi và điều hòa
nhiệt độ cơ thể. Phương pháp này có công hiệu gần giống như phương pháp xông cổ truyền tại Việt Nam.
Đừng hút thuốc: Có lẽ bạn cũng biết qua cảm giác khó chịu khi vừa bị cảm, đang đau cổ họng mà lại châm lửa
đốt một điếu thuốc. Ngoài cảm giác khó chịu, khói thuốc lá còn có tác dụng làm cơn bệnh lâu lành hơn.
1 quả dứa giã nát lấy nước, hòa nước sôi để nguội uống.